Giới thiệu về Tân Lạc
Tân Lạc, một điểm đến đang dần khẳng định vị thế du lịch với nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và văn hóa bản địa độc đáo. Nơi đây hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên với không khí trong lành, khung cảnh hùng vĩ và những con người thân thiện.
Tân Lạc được biết đến là cửa ngõ của vùng Tây Bắc kết nối giữa quốc là 6 và quốc là 128, có diện tích tự nhiên 532 km2, với là đơn vị hành chính, dân số khoảng 90 nghìn người, dân tộc Mường chiếm trên 85% dân số. Tân Lạc được biết đến là mảnh đất giàu tiềm năng đó phát triển du lịch, là địa phương được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, có nhiều thẳng cánh, nhiều di tích xếp hạng cấp tỉnh, quốc gia, là một trong bốn vùng Mường chính (Mường Bi, hiện còn đang lưu giữ nhiều giá trị di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường, tiêu biểu là Lễ hội Khai họ dân tộc Mường, Lễ hội Đánh cá suối truyền thống… Tân Lạc có xã Suối Hoa nằm trong vùng lõi quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, có rất nhiều nhà đầu tư đến khảo sát, nghiên cứu, đầu tư trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, có 3 xã vùng cao được ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030. Tân Lạc hiện đang có 06 điểm du lịch cộng đồng, trong đó 02 điểm đạt 3 sao tiêu chuẩn OCOP, có hệ thống nhà hàng, điểm vui chơi, điểm du lịch, các lộ tuyến được xây dựng và kết nối với các địa phương trong tình, trong nước tạo nên một hệ sinh thái du lịch khá đa dạng, thu hút nhiều du khách. Khi du khách về với Tân Lạc, sẽ có cơ hội được trải nghiệm, thưởng thức vườn quýt có Nam Sơn được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tập thể, thung lũng rau su su, khám phá Đông Nam Sơn, thưởng thức những món ăn dân tộc của người Mường vô cùng ấn tượng, ngủ trên những nếp nhà truyền thống của đồng bào Mường vẫn đang được bào tên gần như nguyên vẹn, được trải nghiệm mặc trang phục truyền thống dân tộc Mường, được sân mây, ngắm núi, chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của Thác Trăng, thác Thung, được khám phá kho tàng văn hóa dân gian phong phú với nhiều thể loại như Truyện cổ, dân ca, vì đùm, hát ru, đồng dao, hát đập hoa, hát đôi, chiêng Mường, Mo Mường, nhị, sào trồng… gắn liền với những làn điệu dân ca từ cổ xưa truyền lại, du khách sẽ cảm nhận được không gian yên tĩnh, không khí trong lành, ngắm những ngôi nhà sàn nằm san sát chỉ phân định bài những hàng rào bằng tre, nứa tạo nên hình ảnh thôn dã, mộc mạc, khá nguyên sơ, rất phù hợp với những du khách còn một chút “làng” sau những xô bồ chốn thành thị hay những du khách ưa khám phá, thích những trải nghiệm mới mẻ. Tân Lạc sẽ là một địa điểm lý tưởng cho một tour du lịch 02 ngày 1 đêm với khoảng cách đi từ Hà Nội chỉ mát hơn 2 giờ đồng hồ, nơi đây cũng gần các điểm du lịch nổi tiếng như bạn Lạc (Mai Châu), Pù Luông (Thanh Hoa).
Với những vụ thế và vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, tài nguyên du lịch tự nhiên và giá trị bản sốc văn hoá dân tộc phong phú, cùng sự nhiệt tình môn khách của người dân Tân Lạc chắc chân mỗi du khách sẽ có những chuyến du lịch đầy hấp dẫn và thú vị!








Tour du lịch cộng đồng Suối Hoa
Suối Hoa – Tân Lạc là một trong những điểm về du lịch sinh thái và trải nghiệm không thể bỏ qua khi đi du lịch vùng Tây bắc; Suối Hoa nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và không khí trong lành; nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi sự lãng mạn trước vẻ đẹp của hồ Hoà Bình, mà còn bởi sự phong phú về hệ sinh thái và những danh lam thắng cảnh độc đáo… Nơi đây là điểm văn hoá du lịch cộng đồng xóm Ngòi có 05 hộ kinh doanh Homestay với thế mạnh là kiến trúc nhà sàn truyền thống, trải nghiệm các hoạt động (ăn, ngủ, giao lưu văn nghệ, ….) mang đậm bản sắc văn hoá của người dân tộc Mường.
Trước năm 1979 quý khách chỉ biết đến dòng sông Đà với những thác ghềnh hung dữ qua tác phẩm nổi tiếng “Người lái đò trên Sông Đà” của Nhà văn Nguyễn Tuân. Khi Nhà nước ngăn dòng, xây dựng công trình thế kỷ, đã tạo nên một Hạ Long thu nhỏ trên phía thượng nguồn. Để dành đất cho Thủy Điện Hòa Bình, xóm Ngòi đã được chuyển từ dưới chân núi lên vị trí hiện tại. Hiện nay, óm có hơn 90 hộ dân nằm nép mình bên Vịnh Ngòi Hoa, khí hậu trong lành, cảnh trí hùng vĩ “Sơn thủy hữu tình”. Người dân tộc Mường chiếm trên 95% dân số, hiện còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Mường; năm 2017 điểm văn hóa du lịch cộng đồng bản Ngòi được công nhận là sản phẩm du lịch OCOP 3 sao với 7 hộ kinh doanh Homestay và các dịch vụ phụ trợ khác.
Điểm du lịch còn lưu giữ được khá nhiều ngôi nhà sàn truyền thống của người dân tộc Mường, vật liệu kết cấu được làm bằng gỗ lợp bằng mái ranh hoặc mái cọ; người dân nói tiếng dân tộc và phụ nữ thì đều mặc trang phục dân tộc Mường, đây là thành quả của việc triển khai Đề án 1714 năm 2018 của UBND huyện Tân Lạc về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc gắn với phát triển du lịch.
Với tiềm năng và lợi thế của mình Suối Hoa nằm trong đề án phát triển khu du lịch quốc gia hồ hoà bình thành khu du lịch quốc gia theo quyết định 1325 năm 2018 của UBND tỉnh Hoà Bình.
Di tích quốc gia Động Hoa Tiên là một danh thắng được xếp hạng năm 2003. Động Hoa Tiên nằm trong lòng dãy núi đá vôi, thuộc núi Bà, Động gồm 2 cửa, Khi đặt chân vào trong hang động du khách phải thán phục trước vẻ đẹp tuyệt vời của vô vàn khối nhũ, cột đá đủ các hình thù kỳ lạ. Ði sâu vào bên trong du khách bắt gặp một hồ nước trong vắt, phẳng lặng. Các dải nhũ mềm mại từ trần động buông xuống trông thật đẹp mắt.
Sau chừng hai tiếng khám phá vẻ đẹp của tạo hóa, các quý khách trở về điểm nghỉ ngơi, cùng các hộ Homestay trải nghiệm và thưởng thức “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui và tìm hiểu văn hoá ngày lui, tháng tới” của người Mường tại bản. Chính sự gắn kết giữa phát triển du lịch và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc đã tạo cho xóm Ngòi trở thành một điểm đến ngày càng hấp dẫn. Du khách có thể thưởng thức văn hoá ẩm thực độc đáo của địa phương, như: thịt gà chạy bộ, lợn thui, cá sông, xôi ngũ sắc... thưởng thức những tiết mục văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc Mường được những diễn viên không chuyên biểu diễn, cùng vui đốt lửa trại bên chum rượu cần hoặc trải nghiệm các hoạt động đánh bắt cá cùng người dân nơi đây.
Sang ngày thứ hai, du khách có thể ngắm bình minh và tham quan Vịnh Ngòi Hoa, lòng hồ Hoà Bình nơi được ví như Vịnh Hạ Long trên núi. Điểm đến không thể bỏ qua là Đền bà Chúa Thác Bờ người đã có công giúp Vua Lê Lợi đánh thắng giặc Minh được xây dựng theo thế nhìn sông tựa núi với phong cảnh hữu tình, tuyệt đẹp, nằm trên địa phận hai xã là xã Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc.
Điểm hành trình tiếp theo là Động Thác Bờ với vẻ đẹp hang động đá vôi độc đáo, chứa đựng cả một không gian nghệ thuật bên trong, du khách sẽ bắt gặp một vòm trần lô nhô với hàng trăm, hàng nghìn khối nhũ đá rủ xuống, chỗ thì trắng xóa, lóng lánh bầu thon như những viên ngọc, chỗ lại vàng óng rực rỡ như một phòng đèn hoa trang trí, chỗ sắc cạnh như lớp lớp san hô… Nhiều người còn ví hang động nơi đây tựa cây đàn đá bởi tiếng thạch nhũ rơi xuống đều đều, âm vang như một bản nhạc.
Tour du lịch cộng đồng Vân Sơn
Vân Sơn là một khu du lịch nổi bật với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và không khí trong lành, mát mẻ. Nơi đây có cảnh quan đa dạng, từ những dãy núi đá vôi hùng vĩ, rừng nguyên sinh đến các hồ nước trong xanh, tạo điều kiện lý tưởng cho các hoạt động ngoài trời như leo núi, trekking và cắm trại.
Đến với Vân Sơn vào mùa hè, điều quý khách ấn tượng đầu tiên là không khí trong lành, mát mẻ giống như Đà Lạt hay Tam Đảo thu nhỏ vậy. Nhiệt độ nơi đây thường thấp hơn các địa phương khác từ 3-5 độ, cả ngày thường xuyên có gió mát do nằm giữa khung cảnh núi non hùng vĩ, nên thơ. Chính vì thế, nơi đây được mệnh danh là “Thung lũng trường thọ”, trong cộng đồng người dân đại đa số khoẻ mạnh và có nhiều cụ thọ trên 100 tuổi.
Về ẩm thực, quý khách sẽ không quên hình ảnh của mâm cỗ lá vùng cao Vân Sơn. Nguyên liệu chính là lợn bản địa, được chế biến khéo léo thành các món ăn có hương vị đậm đà khác nhau. Cùng với đó là món gà đồi nấu măng chua hạt dổi, thịt trâu nấu lá lồm, sâu tre, chuột rừng, rau rừng đồ, xôi nếp nương… tất cả hoà quện tạo thành nét ẩm thực độc đáo không lẫn với bất kỳ địa phương nào khác.
Đến với Vân Sơn, quý khách được thăm quan Động Nam Sơn với hệ thống nhũ đá vô cùng tuyệt đẹp, hồ nước trong xanh của Động; được Trekking trên đỉnh đồi U Bò, tắm tại nuóc nguồn trong vắt mát lạnh của Ao Mó; vàp dịp cuối năm khi đến thăm quan Vân Sơn, du khách được trải nghiệm hoạt động hái quýt tại vườn quýt cổ xóm Tớn; sau đó di chuyển lên đồi Phòng Không để săn mây và ngắm hoàng hôn; tiếp theo đoàn trở về điểm du lịch ăn tối và nghỉ ngơi. Vào chủ nhật hàng tuần, du khách được tham quan Chợ phiên của đồng bào vùng cao, khám phá di tích quốc gia Động Nam Sơn, nghỉ ăn trưa tại điểm du lịch xóm Chiến hoặc xóm Hày Dưới.
Du Lịch Tân Lạc - Hòa Bình
Khám Phá Vẻ Đẹp Hoang Sơ Của núi rừng Tây Bắc
Tân Lạc nằm ở đâu?
Tân Lạc nằm ở phía Tây của tỉnh, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 30km. Nơi đây có địa hình đồi núi trập trùng, bao quanh bởi các dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ và những con suối, dòng sông uốn lượn. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa thiên nhiên hoang sơ và nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Mường, Tân Lạc trở thành một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và tìm về với nét đẹp mộc mạc, thanh bình của vùng núi Tây Bắc.
Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của Tân Lạc
Tân Lạc nổi bật với vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của thiên nhiên. Nơi đây có những ngọn núi cao chót vót, những con suối trong vắt, những thửa ruộng bậc thang xanh mướt vào mùa nước đổ, hay những cánh đồng lúa chín vàng rực vào mùa thu. Không khí trong lành và mát mẻ quanh năm khiến Tân Lạc trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tránh xa sự ồn ào, náo nhiệt của thành phố.
Một trong những điểm nổi bật của Tân Lạc chính là các khu vực thác nước tuyệt đẹp, như Thác Trăng, Thác Thung, Hồ Hoà Bình… Với làn nước trong xanh và không gian xung quanh hoang sơ, những thác nước này không chỉ mang lại cho du khách cảm giác thư giãn mà còn là nơi lý tưởng để tổ chức những chuyến dã ngoại, cắm trại.
Các địa điểm du lịch nổi bật ở Tân Lạc
Cánh đồng Mường Bi: Cánh đồng Mường Bi bằng phẳng rộng lớn, nằm ở dưới chân đèo đường lên xã vùng cao Vân Sơn. Vào mùa lúa chín, cánh đồng Mường Bi trở thành một biển vàng rực rỡ, thu hút không chỉ những người yêu thích nhiếp ảnh mà còn là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn hòa mình vào cuộc sống yên bình của người dân nơi đây.
Núi Cột cờ: Núi Cột Cờ Mường Bi thuộc xã Phong Phú còn được biết đến với tên gọi Khụ Dọi. Đây được xem là món quà độc đáo mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất, ngọn núi biểu tượng tiêu biểu trong đời sống tâm linh của người Mường Bi. Núi Cột cờ – Di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh được công nhận năm 2017, ngọn núi gắn liền với sự tích “đẻ đất đẻ nước”, cái tên Cột Cờ bắt nguồn từ hình dáng thẳng đứng, nhìn từ xa như cột cờ.
Thác Trăng: Thác nước tự nhiên gồm 4 tầng thác mang một vẻ đẹp riêng, sự thú vị riêng để du khách khám phá. Dưới chân thác là cánh đồng lúa bậc thang và dòng suối trong xanh chảy uốn quanh. Thác còn rất nguyên vẹn, hoang sơ nên thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm. Du khách cũng dễ dàng tham quan điểm di tích thắng cảnh cấp tỉnh Núi cột cờ Mường Bi ngay trên đường vào thăm thác.
Động Thác Bờ:
Động Thác Bờ trong dây núi Chủa bên bờ hồ Hòa Bình thuộc xã Suối Hoa. Đến với Động Thác Bờ quý khách sẽ được chiêm ngưỡng dàn đàn đá, dàn chiêng đá, thoả thích ngắm cây bạc, núi vàng và vô vàn nhũ đá tài lộc lấp lánh như kim cương với vẻ đẹp tuyệt mỹ. Những hình nhũ đá tự nhiên tạo nên vẻ đẹp tự nhiên linh thiêng và huyền bí. Từ đây du khách có thể đi thuyền thăm đền Thác Bờ linh ứng và một số điểm du lịch trên hồ Hòa Bình. Động Thác Bờ có các dịch vụ tàu thuyền đưa đón khách du lịch tham quan lòng hồ Hòa Bình và nhà hàng nổi ngay cửa động.
Vân Sơn (Hay gọi là Lũng Vân): Được mệnh danh là “nóc nhà xứ Mường”, Vân Sơn nổi tiếng với khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa độc đáo của người Mường.
Bãi Pặng, Quyết Chiến: Đây là điểm đến lý tưởng cho các hoạt động vui chơi, cắm trại và trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống. Bãi Pặng khá bằng phẳng có một dòng suối nhỏ chảy từ thác Thung xuống tạo nên vẻ đẹp nên thơ cho điểm dừng chân này; nơi đây là một thung lũng nằm núi rừng nguyên sơ, khí hậu mát mẻ, trong lành, không gian yên tĩnh, có thể tổ chức các hoạt động Teambuilding, Camping tự nấu nướng. Du khách đến với Bãi Pặng được thưởng thức các món ăn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Mường.
Đèo Thung Khe (Đèo Đá Trắng): Nằm ở độ cao khoảng 1.000 mét so với mực nước biển, đèo Thung Khe nổi tiếng với cảnh sắc ngoạn mục tựa tuyết phủ, là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trên hành trình khám phá Hòa Bình. Đèo Đá Trắng, còn được biết đến với tên gọi Đèo Thung Khe, là một trong những cung đường đèo đẹp nhất nằm trên quốc lộ 6, nối liền hai huyện Tân Lạc và Mai Châu của tỉnh Hòa Bình. Những mảng đá vôi từ trên cao sạt xuống tạo thành một màu trắng xóa khắp núi đồi. Từ xa nhìn lại, cung đường đèo và những núi đá vôi xung quanh như có tuyết phủ, tựa khung cảnh ở xứ tuyết Bắc Âu. Vì nằm ven trục quốc lộ ở nên rất tiện để du khách ghé thăm cung đeo độc nhất vô nhị này… Mỗi ngày, con đèo này đón hàng trăm lượt khách dừng chân check in và ngắm cảnh, du khách có thể thoải mái thả dáng, căn đúng góc đẹp và thêm vài hiệu ứng filter phù hợp là bạn sẽ có ngay một bức ảnh “ngàn like”. Một điều khiến du khách vô cùng thích thú khi đến đèo Đá Trắng chính là trải nghiệm được 4 hình thái thời tiết khác nhau chỉ trong 1 ngày duy nhất: Vào buổi sáng, cung đường đèo chìm trong sương mù giăng phủ và không khí giá lạnh của núi rừng, khi mặt trời lên xua tan sương giá thời tiết ấm áp hơn. Buổi trưa, khung cảnh thiên nhiên bừng nắng; từ chiều tối, sương dày đặc dần và thời tiết lạnh giá hơn.
Nhiều hộ dân dưới chân đèo cũng đã dựng lên nhiều lán trại, làm chỗ nghỉ phục vụ du khách. Dừng chân tại đây, du khách có thể lót dạ bằng một ống cơm lam, vài quả trứng nướng hay xiên thịt nướng thơm lừng. Họ cũng bày bán nhiều mặt hàng và sản vật địa phương để du khách mua làm quà mang về như rau sạch, mật ong rừng, hoa phong lan.
- Vịnh Ngòi Hoa: Thuộc hồ Hòa Bình, là địa điểm được mệnh danh là “vịnh Hạ Long trên núi” với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, một kiệt tác của thiên nhiên mà bất cứ ai cũng muốn một lần đặt chân đến. Vào thời điểm từ tháng 2 đến tháng 8, thời tiết nắng đẹp, hồ nước trong xanh, Vịnh Ngòi Hoa sở hữu vể đẹp hoang sơ, hùng vĩ và thơ mộng nhất, Vịnh Ngòi Hoa được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi sừng sững tạo nên những vách đá dựng đứng và những hang động kỳ bí cùng với hồ nước xanh biếc; cảnh sắc thiên nhiên này đã tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình khiến du khách không khỏi say đắm.
Văn hóa và con người Tân Lạc
Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên, Tân Lạc còn thu hút du khách bởi nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Người Mường, Thái, và nhiều dân tộc khác sinh sống ở đây vẫn giữ gìn những phong tục, tập quán truyền thống, tạo nên một bức tranh văn hóa phong phú.
Du khách đến Tân Lạc sẽ có cơ hội tham gia vào các lễ hội truyền thống, như lễ hội mừng cơm mới của người Mường. Lễ hội khai hạ Mường Bi, Lễ hội Chùa Kè, Lễ hội đánh bắt cá suối xã Lỗ Sơn. Những lễ hội này không chỉ là dịp để cộng đồng tôn vinh các giá trị văn hóa mà còn là cơ hội để du khách khám phá các nét đẹp trong đời sống tinh thần của người dân địa phương.
Ẩm thực Tân Lạc
Ẩm thực Tân Lạc vô cùng phong phú và đặc sắc, với những món ăn mang đậm hương vị núi rừng, đặc biệt là các món ăn từ gạo nếp, cá suối, thịt rừng, và rau rừng. Một số món ăn bạn nên thử khi đến Tân Lạc gồm:
- Cơm lam: Cơm lam được nấu trong ống tre, mang hương vị dẻo thơm và có thể ăn kèm với cá nướng, thịt rừng hoặc rau rừng.
- Măng chua: Măng chua Tân Lạc nổi tiếng với vị ngon và giòn, thường được chế biến thành canh măng, hoặc xào với thịt lợn, thịt gà.
- Thịt nướng: Thịt lợn mán, thịt gà đồi hay thịt dê, bò được chế biến thành các món nướng, mang đến hương vị đậm đà và hấp dẫn.
- Rượu cần: Đây là một loại rượu đặc trưng của người Mường, được uống trong các dịp lễ hội, sum vầy. Rượu cần có vị ngọt nhẹ, có thể kết hợp với các món ăn dân dã của địa phương.
Lý do nên đến Tân Lạc
- Vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ: Tân Lạc nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, từ những thác nước hùng vĩ, những cánh đồng lúa bát ngát, đến những con suối trong vắt, hệ thống hang động có nhiều nhũ đá tuyệt mỹ, hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông, vùng lõi của khu du lịch quốc gia hồ Hoà Bình.
- Trải nghiệm văn hóa dân tộc: Đây là nơi bạn có thể tìm hiểu về đời sống và phong tục tập quán của dân tộc Mường, tham gia các lễ hội truyền thống đặc sắc; trải nghiệm các hoạt động mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc Mường.
- Khám phá ẩm thực dân tộc: Đặc trưng của ẩm thực dân tộc Mường đa dạng và hấp dẫn, với các món ăn đặc sản của vùng núi Tây Bắc mang đậm hương vị riêng có của người dân tộc Mường: Lợn bản địa đủ món, gà đồi nấu măng chua, cá sông đà, cá ốt đồ, môn nấu da trâu, khe khe ôm măng, ốc đá, ….
- Không khí trong lành và yên bình: Xã vùng cao của Tân Lạc có độ cao trung bình 800m so với mặt nước biển, nên khí hậu mát mẻ vào mùa hè và tuyết phủ vào mùa đông; là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn thư giãn, tránh xa sự ồn ào, náo nhiệt của thành phố.